Văn khấn nhập trạch là thủ tục cần có trong lễ nhập trạch về nhà mới của gia đình.
Các bước cần chuẩn bị trước khi làm lễ cúng nhập trạch
Để có bài văn khấn nhập trạch hiển linh thì các bước chuẩn bị cho lễ này phải chu toàn. Nếu bạn muốn mưa thuận gió hòa, gia đình an ổn hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn bên dưới cho lễ về nhà mới thuận lợi.
Chọn ngày giờ tốt
Ngày giờ tốt rất quan trọng trong lễ nhập trạch, vì chúng sẽ giúp cuộc sống ấm no, đủ đầy. Hiện nay có 3 hình thức chọn ngày được sử dụng nhiều nhất gồm:
Giờ Hoàng đạo để lấy ngày, theo tuổi của chủ nhà và theo hướng nhà.
Chuẩn bị vật phẩm trước khi nhập trạch
Khi chọn ngày thành công, tiếp theo bạn chuẩn bị vật phẩm trước khi nhập trạch để mọi sự được hanh thông. Cụ thể các vật phẩm như sau:
Chuẩn bị vật phẩm kỹ lưỡng
- Đặt bếp than giữa cửa chính vào nhà để thành viên trong gia đình bước qua nhằm xua đuổi điều xui. Không dùng bếp điện do không có lửa, chỉ dùng bếp ga, bếp than.
- Chiếu hay có thể lấy nệm đang dùng
- Một số vật phẩm mang đến may mắn chẳng hạn như vàng, tiền bạc, muối, chổi mới….
Mâm lễ vật cho lễ nhập trạch
Mâm cơm lễ vật cúng nhà mới thì không thể thiếu 3 loại sau:
- Mâm ngũ quả
- Mâm hương hoa
- Mâm rượu thịt
Mâm ngũ quả:
Gồm 5 loại trái cây tròn, tươi và tuyệt đối không chọn quả có gai vì chúng sẽ mang sát khí vào nhà. Một số loại trái cây thường được dùng để để làm mâm ngũ lễ nhập trạch: Chuối, bưởi, đu đủ, xoài, bơm, mãng cầu, dưa hấu,…
Mâm hương hoa:
Mâm hoa phải chọn loại tươi và chỉ dùng 1 loài hoa duy nhất. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị như:
- Nhang
- 3 miếng trầu cau
- Một đĩa muối gạo
- Ba hũ đựng gạo
- Muối
- Nước trộn vào nhau
- Giấy vàng bạc
Mâm rượu thịt:
Mâm rượu thịt cần có các vật phẩm sau:
- Một con tôm luộc
- Một quả trứng vịt luộc
- Một miếng thịt luộc
- Gà luộc nguyên con
- xôi
- Và một số vật phẩm khác: Thuốc, ly trà và ly rượu mỗi thứ 3 cái
- Nếu nhà ở mặt đất thềm nước ngũ vị nhằm hàn long mạch.
Thủ tục làm lễ nhập trạch
Khi bạn đã chuẩn bị văn khấn nhập trạch về nhà mới, gia chủ bắt đầu làm thủ tục nhập trạch theo 5 bước sau:
Bước 1: Đặt bếp than ở giữa cửa chính, gia chủ đứng tên nhà bước vào trước trên tay cầm bát hương thờ Thổ công. Chủ nhà lưu ý phải bước chân trái rồi mới đến chân phải.
Bước 2: Tiếp đến các thành viên trong gia đình bước vào theo vai vế từ lớn đến nhà. Vợ của gia chủ mang theo tư trang, vàng và tiền bạc, con cái cầm vật phẩm theo sau.
Bước 3: Trong quá trình làm lễ, gia chủ bật toàn bộ đèn và mở toàn bộ cửa chính, cửa sau và cả cửa sổ để vượng khí vào nhà. Tiếp đến, gia chủ làm các nghi thức cúng bái, rước gia tiên và cầu xin thần linh ở trong nhà mới.
Bước 4: Gia chủ bày trí các lễ vật theo hướng hợp với bổn mệnh đồng thời thắp hương cúng bái. Gia chủ tiếp tục khai lửa bếp, đun nước để pha trà và dâng lên gia tiên.
Bước 5: Gia chủ tiến hàng đọc văn khấn nhập trạch về nhà mới hoặc nhà thuê. Sau cùng gia chủ làm lễ yết cáo lên gia tiên, sau đó mới được phép bày biện đồ đạc trong nhà.
Bước 6: Đến đây, hầu như gia chủ đã hoàn thành xong lễ nhập trạch, tất cả thành viên bái tạ thần linh nữa là xong.
Bài văn khấn nhập trạch chuẩn nhất khi về nhà mới cần phải thực hiện
Bài văn khấn nhập trạch về nhà mới có đến 8 loại do các chuyên gia phong thủy soạn cho gia chủ. Cụ thể tên của từng loại và bài khấn ngay các mục dưới như:
Văn khấn nhập trạch cho nhà mới xây: Nếu gia chủ mới mua nhà chung cư mới thì sẽ khác hoàn toàn với nhà mới thuê. Lúc này, gia chủ hãy tìm và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia phong thủy để thay đổi một số khấn phù với với ngôi nhà.